Top 4 máy trị sẹo lâu năm ở chân cấp tốc hiệu quả triệt để
Khi đề cập đến những dòng máy trị sẹo lâu năm ở chân, khá nhiều người băn khoăn không biết nên lựa chọn thiết bị nào để đạt hiệu quả điều trị tối ưu nhất. Trong vô số các công nghệ xóa sẹo từ truyền thống đến hiện đại, những phương thức điều trị không xâm lấn đang được đánh giá cao. Tham khảo ngay những thông tin sau để biết giải pháp khắc phục sẹo ở chân nào phù hợp với tình trạng của bản thân.
Contents
1. Nguyên lý xóa sẹo lâu năm ở chân bằng công nghệ hiện đại
Sử dụng các loại máy trị sẹo lâu năm ở chân đang là một chủ đề được giới chuyên môn cũng như nhiều khách hàng quan tâm. Thực tế, phương pháp xóa sẹo chân bằng máy móc tân tiến đang ngày càng được ưa chuộng bởi sự an toàn, tiện lợi và hiệu quả.
Nguyên lý hoạt động chính của các thiết bị trị sẹo là dùng chùm tia sáng có bước sóng lớn từ 10600nm – 2940nm để phá vỡ các mô liên kết sẹo và trả lại làn da mịn màng, không tỳ vết cho người sử dụng.
Khi tác động trên da, các bước sóng laser cũng kích thích quá trình thay mới những tế bào tổn thương thành tế bào da khỏe mạnh. Qua đó, khách hàng không những nhận thấy vấn đề sẹo xấu ở chân kéo dài nhiều năm được xử lý triệt để mà còn cải thiện sắc tố da trông thấy.
Đối với những tình trạng có vết sẹo ở chân dưới dạng sẹo lõm, sẹo phì đại hoặc sẹo thâm đều có thể giải quyết tối ưu nhờ công nghệ hiện đại. Về bản chất, việc ứng dụng tia laser vào trị sẹo sẽ tạo ra một vết thương mới trên da để thay thế cho tổn thương cũ, tuy nhiên màu sắc của vết sẹo mới sẽ đồng đều và nhanh chóng hồi phục hơn.
Dựa trên tình trạng sẹo cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra khuyến nghị về bước sóng laser với công nghệ phù hợp nhất.
Một số phương pháp khắc phục sẹo lâu ngày ở chân tân tiến hàng đầu hiện nay, bao gồm Laser CO2 Fractional, laser nhuộm xung (PDL), laser ND YAG và laser Er YAG. Mỗi thiết bị sẽ sở hữu tính năng chuyên biệt, giúp xử lý gọn gàng và tận gốc các vết sẹo gây mất thẩm mỹ trên da.
2. Các dòng máy trị sẹo lâu năm ở chân mang lại hiệu quả cao
Như đã đề cập ở trên, hiện nay có 4 công nghệ trị sẹo được các chuyên gia khuyến cáo áp dụng cho những trường hợp có vết sẹo lâu ngày khó khắc phục ở chân, cụ thể:
2.1 Thổi bay vết sẹo lâu năm ở chân bằng Laser CO2 Fractional
Từ lâu, Laser CO2 Fractional là một giải pháp thẩm mỹ không còn quá xa lạ đối với những người yêu thích làm đẹp. Nổi tiếng với công dụng xóa sẹo, trị thâm và tái tạo da, máy Laser CO2 Fractional đã trở thành vũ khí cải thiện nhan sắc lợi hại cho rất nhiều chị em.
Công nghệ Laser CO2 Fractional hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng các tia laser CO2 có nguồn năng cao, giúp nhanh chóng nhận diện, khoang vùng và tác động chính xác vào khu vực da cần xử lý.
Trong quá trình di chuyển, tia laser không gây xâm lấn hoặc tạo ra bất kỳ thương tổn nào cho những mô da lành. Mặt khác, các tia laser CO2 cũng hỗ trợ đưa các yếu tố tăng trưởng vào tận sâu bên trong da thông qua những đường dẫn được tạo nên trên đường di chuyển, từ đó kích thích sự sản sinh lượng collagen cần thiết làm đầy vết sẹo lõm lâu năm ở chân.
Không chỉ có khả năng điều trị vết sẹo lõm, máy Laser CO2 Fractional còn có tác dụng là phẳng sẹo lồi ở chân hiệu quả dựa trên khả năng bóc tách các tổ chức mô da và thu nhỏ tiết diện cũng như độ nhô của sẹo. Khách hàng sẽ nhận thấy rõ những thay đổi trên da sau một liệu trình điều trị sẹo bằng công nghệ Laser CO2 Fractional.
Có thể cho rằng, Laser CO2 Fractional đang dẫn đầu trong các dòng máy trị sẹo rỗ và sẹo lồi hiện nay. Phương pháp trị sẹo bằng tia laser CO2 cũng phù hợp và mang lại hiệu quả đáng kể cho những tình trạng sẹo nặng ở chân không thể khắc phục tốt bằng những hình thức khác.
Vì ứng dụng công nghệ không xâm lân nên Laser CO2 Fractional hiếm khi gây ra tác dụng phụ hoặc đau rát trong quá trình thực hiện. Thời gian nghỉ dưỡng để hồi phục da sau trị sẹo ở chân cũng ngắn hơn so với những phương pháp khác.
2.2 Máy trị sẹo lâu năm ở chân laser Er YAG
Laser Er YAG là một công nghệ trị sẹo hiện đại khác có khả năng giải quyết tận gốc vấn đề sẹo lõm lâu năm ở chân, đồng thời hỗ trợ thu nhỏ kích thước lỗ chân lông và tái cấu trúc da toàn diện.
Theo nghiên cứu cho biết, laser Er YAG là một loại laser rắn kết hợp từ hoạt chất erbium cùng với Er:Y3Al5O12, giúp thâm nhập dễ dàng vào sâu bề mặt da, sau đó sinh nhiệt để phá hủy những tế bào hư tổn và tăng sinh nguyên bào sợi collagen để lấp đầy các vết sẹo lõm.
Tia laser Er Yag sử dụng bước sóng 2940nm, khi tác động vào da thường hiếm khi gây cảm giác đau rát, do đó người dùng sẽ không gặp phải những tác dụng phụ ngoại ý trong quá trình thực hiện.
Mặt khác, thời gian phục hồi tổn thương trên da sau trị sẹo lâu năm ở chân bằng công nghệ laser Er Yag cũng diễn ra rất nhanh chóng, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian điều trị.
Chỉ sau khoảng 1 tuần trị liệu, bệnh nhân có thể sinh hoạt như bình thường và không cần phải kiêng khem nhiều. Tuy nhiên, phương pháp xóa sẹo laser Er Yag không được khuyến khích sử dụng cho những phụ nữ có dự định mang thai hoặc đang trong thai kỳ.
2.3 Dòng máy trị sẹo lâu năm ở chân laser ND YAG
Một công nghệ xóa sẹo ở chân khác cũng sử dụng tia laser có xuất xứ từ Mỹ đang được nhiều chị em lựa chọn là dòng máy laser ND YAG. Nguồn năng lượng chính mà laser ND YAG sử dụng là sự kết hợp của 2 tia laser có bước sóng 1964nm và 532nm, giúp tạo nên tác động kép trong quá trình điều trị.
Tia laser ND YAG được tạo nên từ tinh thể Neodym Yttrium Aluminium Garnet, có khả năng phát xung liên tục với tính năng ổn định và mang lại hiệu suất cao.
Ước tính, tốc độ phát xung của tia laser ND YAG chỉ dao động trong khoảng từ 5 – 8nm / giây, qua đó hạn chế tối đa tình trạng tích tụ nhiệt ở những khu vực mô da lành lân cận. Bởi vậy, khách hàng có thể yên tâm sử dụng dòng máy trị sẹo laser ND YAG mà không lo đau rát hoặc gặp phải bất kỳ tác dụng phụ bất lợi cho sức khỏe.
Với bước sóng kép 1064nm và 532nm giúp mô sẹo ở chân nhanh chóng được đẩy lùi, đồng thời cải thiện sắc tố thâm sạm trên vùng da điều trị.
Cục FDA Hoa Kỳ cũng đã chứng nhận laser ND YAG là biện pháp làm đẹp da không xâm lấn, không gây kích ứng và mang hiệu quả tức thì.
2.4 Máy trị sẹo lâu năm ở chân ứng dụng công nghệ laser nhuộm xung
Laser nhuộm xung (PDL) là phương pháp dùng tia laser có chứa thuốc nhuộm hữu cơ pha lẫn với dung môi để điều trị các vết sẹo lâu ngày ở chân cũng như những vùng da khác.
Máy laser nhuộm xung sẽ tạo ra những xung ánh sáng có bước sóng 585nm hoặc 595nm trong khoảng thời gian từ 0,45 – 40ms. Ngoài ra, laser nhuộm xung cũng có thể dùng phối hợp với tần số vô tuyến để tăng hiệu quả trị sẹo, đồng thời làm giảm nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ.
Công nghệ laser nhuộm xung hoạt động dựa trên nguyên lý nhiệt phân có chọn lọc. Mỗi bước sóng phát ra sẽ được hấp thu nhanh chóng bởi các mô đích mà không gây ảnh hưởng đến những mô xung quanh. Mặt khác, năng lượng nhiệt tạo nên từ laser cũng được giới hạn trong các mô da tổn thương, vì vậy không gây kích ứng cho những vùng da lành.
Hiện nay, dòng máy laser nhuộm xung được khuyến cáo sử dụng chủ yếu cho các trường hợp có vết sẹo phì đại lâu năm ở chân hay bất kỳ vùng da khác.
Một số thử nghiệm cũng cho thấy, ứng dụng công nghệ laser nhuộm xung (PDL) có thể cải thiện đáng kể độ dày và đỏ của vết sẹo. Chỉ mất khoảng một vài buổi trị liệu, vết sẹo xấu ở chân sẽ được triệt tiêu nhanh gọn.
3. Nên chăm sóc da như thế nào sau khi dùng máy trị sẹo lâu năm ở chân?
Sau khi kết thúc điều trị, vết sẹo ở chân sẽ cần thời gian để hồi phục hoàn toàn. Trong khoảng thời gian này, khâu chăm sóc da là bước vô cùng cần thiết, giúp thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và tái tạo cấu trúc da. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bất kỳ đối tượng nào cũng cần nắm rõ sau khi trị sẹo lâu năm ở chân bằng máy móc công nghệ cao:
– Giữ vệ sinh và làm sạch vùng da sau khi xóa sẹo nhằm ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
– Sử dụng kem dưỡng ẩm theo khuyến nghị của bác sĩ nhằm làm dịu da và giảm bớt tình trạng châm chích.
– Dùng kem chống nắng với chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ làn da vừa trị sẹo.
– Không sử dụng ngay các sản phẩm tẩy da chết có chứa Acid, đồng thời tránh gãi hoặc cạy lớp vảy ở vùng da mới chiếu tia laser.
– Kiêng ăn những thực phẩm có tính nóng, dễ mưng mủ hoặc kích ứng vùng da nhạy cảm sau laser, chẳng hạn như rau muống, trứng, gạo nếp, thịt bò hay hải sản.
– Hạn chế tối đa vận động mạnh nhằm ngăn ngừa nguy cơ vết sẹo ở chân bị rách ra.
– Thường xuyên kiểm tra và theo dõi quá trình hồi phục vết thương trên da sau laser.
– Mặc quần rộng rãi nhằm tránh cọ xát thường xuyên vào vết sẹo ở chân.
Qua bài viết trên, hy vọng các tín đồ làm đẹp có thể lựa chọn đúng dòng máy trị sẹo lâu năm ở chân để khắc phục tận gốc vấn đề về da gây mất tự tin này. Mỗi công nghệ trị sẹo sẽ có những tính năng chuyên biệt và phù hợp với từng loại sẹo khác nhau, do đó khách hàng nên trao đổi cụ thể với bác sĩ thẩm mỹ để có lựa chọn đúng đắn.